Tên gọi và danh tính Menes

Cách viết trong tiếng Ai Cập, mnj, được ghi lại trong các bản danh sách vua TurinDanh sách vua Abydos, chúng có niên đại thuộc về Vương triều thứ Mười Chín, cách phát âm của nó được phục dựng lại là */maˈnij/. Vào giai đoạn đầu thời kỳ Tân Vương quốc, những thay đổi trong tiếng Ai Cập khiến cho tên của ông đã được phát âm thành */maˈneʔ/.[11] Tên gọi mnj có nghĩa là "Ngài là người tồn tại", và vì thế I.E.S. Edwards (1971) đề xuất rằng nó có thể đã được tạo ra như là "một biệt danh mang tính mô tả đơn thuần để chỉ một vị anh hùng bán truyền thuyết [...] có tên đã bị mất".[5] Thay vì là chỉ một người cụ thể, tên gọi này có thể dùng để che giấu đi các vị vua Naqada III : Ka, Scorpion IINarmer.[5]

Tên gọi thường được sử dụng Menes bắt nguồn từ Manetho, một nhà sử học và vị tư tế người Ai Cập sống vào thời kỳ nhà Ptolemaios. Manetho đã chú giải rằng tên gọi này trong tiếng Hy Lạp là Μήνης (chuyển ngữ: Mênês).[5][12] Một cách viết khác bằng tiếng Hy Lạp là Μιν (chuyển ngữ: Min) đã được trích dẫn bởi nhà sử học sống vào thế kỷ thứ 5 TCN là Herodotos,[13] nhưng hiện nay nó không còn được chấp nhận nữa; nó dường như là kết quả của việc hợp nhất với tên gọi của vị thần Min.[14]

Narmer và Menes

Hai tên Horus của Hor-Aha (bên trái) và một tên của Menes (bên phải) bằng chữ tượng hình.
Bài chi tiết: Narmer

Gần như hoàn toàn không có bất cứ sự đề cập nào tới Menes trong các ghi chép khảo cổ học[5] trong khi các bằng chứng về Narmer thì lại tương đối phong phú, ông ta là một nhân vật thuộc thời kỳ tiền vương triều được hậu thế công nhận và được xác nhận chắc chắn trong ghi chép khảo cổ học[3] là người đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập, điều này đã dẫn đến việc xuất hiện giả thuyết đồng nhất Menes với Narmer.

Tham chiếu duy nhất về mặt khảo cổ học đối với Menes đó là một tấm thẻ ngà voi đến từ Nagada, nó cho thấy tên Horus hoàng gia Aha (của pharaoh Hor-Aha) nằm cạnh một tòa nhà mà bên trong nó có tên nebty hoàng gia mn,[15] thường được đọc là Menes.[5][lower-alpha 1] Từ điều này, nhiều giả thuyết khác nhau về bản chất của tòa nhà này (một buồng tang lễ hoặc một điện thờ), ý nghĩa của từ mn (một tên gọi hoặc động từ tồn tại) và mối quan hệ giữa Hor-Aha và Menes (như là cùng một người hoặc là các vị pharaon kế tiếp nhau) đã phát sinh.[2]

Hai bản danh sách vua Turin và Abydos, mà thường được chấp thuận là chính xác,[2] ghi lại tên nesu-bit của các vị pharaoh chứ không phải là Horus của họ,[3], chúng có vai trò quan trọng đối với sự hòa hợp có thể của các ghi chép khác nhau: tên nesu-bitcủa các bản danh sách vua, tên Horus của các ghi chép khảo cổ học và số lượng các vị pharaon thuộc vương triều thứ Nhất theo Manetho và các nguồn sử liệu khác.[3]

Flinders Petrie là người đầu tiên thực hiện điều này,[3] ông ta đã kết hợp Iti với Djer như là vị pharaon thứ ba của vương triều thứ Nhất, Teti (Turin) (hoặc Iti (Abydos)) với Hor-Aha là vị pharaon thứ hai, và Menes (một tên nebty) với Narmer (một tên Horus) với tư cách là vị pharaon đầu tiên của vương triều thứ nhất.[2][3] Lloyd (1994) nhận xét rằng trình tự này "rất dễ có thể khả năng sảy ra",[3] và Cervelló-Autuori (2003) thẳng thừng tuyên bố rằng "Menes là Narmer và vương triều thứ Nhất bắt đầu bằng ông ta".[4] Tuy nhiên, Seidlmayer (2004) thì lại đưa ra "một kết luận tương đối an toàn hơn" đó là Menes là Hor-Aha.[10]